Chú thích Triệu_Tiết

  1. Nay là huyện cấp thị Cung Lai, phó tỉnh cấp thành thị Thành Đô, Tứ Xuyên
  2. Năm 1067, Chủng Ngạc xây thành ở Tuy Châu, đẩy lui quân Tây Hạ, chiếm giữ đất này. Cùng năm, các tộc Phiên, Khương ở vùng Hoành Sơn, Thiểm Tây nhiều năm bị Tây Hạ điều động tham gia chiến tranh, bàn nhau quy thuận nhà Tống. Tây Hạ Nghị Tông không cam tâm, muốn dời họ đi Hưng Châu (nay là Ngân Xuyên, Ninh Hạ), gây xao động dân tình. Tướng Tống giữ thành Thanh Giản là Chủng Ngạc thừa cơ chiêu dụ, vì thế cư dân Hoành Sơn quy hàng. Ban đầu triều đình nhà Tống có ý kiến cho rằng Ngạc gây sự, bãi truất ông ta; về sau lại có nhiều ý kiến ủng hộ tương tự như Triệu Tiết, Tống Thần Tống cũng hối hận, nên khôi phục cho Ngạc. Vì thế nhà Tống chia đất, cấp nhà cho dân mới hàng, Tây Hạ Nghị Tông Lý Lượng Tộ muốn thương lượng, nhưng triều đình nhà Tống ra điều kiện Tây Hạ phải giao nộp Tô Lập, Cảnh Tuân. Tô Lập là người Tần Phượng lộ, bị bắt vào năm 1065; Cảnh Tuân là người Duyên An, Thiểm Tây, vì phạm tội mà đào thoát sang Tây Hạ. Cả hai đều được Tây Hạ Nghị Tông trọng dụng (nhằm cải cách chánh quyền theo Hán chế), nên Nghị Tông đành bỏ qua việc này
  3. Dương Định từng đi sứ Tây Hạ, gặp Tây Hạ Nghị Tông thì quỳ lạy xưng thần, còn đáp ứng giao trả các thục hộ (các họ dân tộc thiểu số quy thuận đã lâu) vùng biên. Vì vậy Tây Hạ Nghị Tông tặng cho Định các thứ kiếm, gương cùng nhiều vàng, bạc, châu báu. Định quay về, chỉ dâng lên kiếm, gương, còn khoa trương rằng thích sát chúa Tây Hạ rất dễ. Tống Thần Tông tin là thật, lấy Định làm Tri Bảo An quân, trù tính mưu kế thích sát Hạ chúa. Năm 1067, Chủng Ngạc xây thành Tuy Châu, nhiều lần bẻ gãy các cuộc tấn công của Tây Hạ, khiến Tây Hạ Nghị Tông cho rằng Định đã bán đứng mình, quyết tâm giết chết ông ta. Tháng 10 ÂL năm 1067, người Tây Hạ trá xưng hội nghị mời Dương Định đến mà giết đi. Quách Quỳ tra xét gắt gao, nắm được danh tính của bọn Lý Sùng Quý, Hàn Đạo Hỷ. Trong năm ấy, Nghị Tông băng; Lương thái hậu bị Quách Quỳ bức bách, vào năm sau (1068), buộc phải nộp người. Bọn Sùng Quý gặp Tống Thần Tông, thuật lại mọi chuyện, nên Thần Tông cho rằng việc này là do Dương Định sanh sự, miễn quan chức, tịch biên gia sản của ông ta, đồng thời phạt đòn qua loa bọn Sùng Quý
  4. Hiệu lý là quan chức đảm nhiệm việc hiệu khám, chỉnh lý thư tịch trong cung đình; đời Đường, Tống gọi là Tập Hiền (điện) hiệu lý; đời Nguyên, Minh phế bỏ; đời Thanh gọi là Văn Uyên (các) hiệu lý
  5. Phán quan đời Tống là liêu tá của các quan chức Đoàn luyện sứ, Tuyên phủ sứ, Chế trí sứ, Chuyển vận sứ, phụ trách chánh sự
  6. Tháng giêng ÂL năm 1071, Hàn Giáng lệnh cho chư quân Hà Đông đến Ngân Xuyên hội quân; nhân Chủng Ngạc đánh bại quân Tây Hạ, bèn lệnh cho họ đều chịu sự tiết độ của Ngạc. Chư tướng bất phục Ngạc, sanh ra nhiều dị nghị, Giáng hặc tội Quách Quỳ quấy nhiễu quân sự, khiến triều đình triệu Quỳ trở về. Bấy giờ Giáng tổ chức binh sĩ tộc Phiên làm cánh quân thứ 7 (thất quân), lấy chiến mã của kỵ binh cấp cho họ, đến nỗi có kỵ binh ôm đầu ngựa mà khóc, gây mất lòng tướng sĩ. Sau đó, Ngạc đánh bại quân Hạ ở La Ngột, Giáng lệnh cho Ngạc đem 2 vạn quân đắp thành ở đó, nhằm khống chế vùng Hoành Sơn. Quân Tống chia ra xây dựng một loạt đồn trại mới, trong khi Ngạc ở Tuy Đức tiết chế chư quân. Tháng 3 ÂL, quân Hạ phản công, chiếm mất tất cả các đồn trại ấy; lại thêm binh sĩ Khánh Châu nổi loạn trong thành La Ngột, triều đình hạ chiếu bãi binh, quân Tống lui chạy khỏi Tây Hạ, đúng như dự liệu của Quách Quỳ. Giáng, Ngạc do vậy đều bị biếm chức. Lần tây chinh này, Tiết không bị liên quan
  7. Người Động (峒) là dân tộc thiểu số ở vùng núi khu vực tây nam Trung Quốc. Lục Thứ Vân (nhà Thanh) – Động Khê tiêm chí, quyển thượng: Người Động lấy Miêu làm tính, ham tranh giành, thích giết chóc. Tại 2 ti Thạch Thiên, Lãng Khê ấy, nhiều loại người Hán... Việt Tây có người Động, gảy hồ cầm, thổi lục quản, nữ giỏi Hán âm Sở ca
  8. Theo Marco Polo, các trạm dịch (không kể lớn nhỏ) tại Trung Quốc cách nhau 25 đến 30 dặm
  9. Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm và Trần Bá Chí (1998), Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội
  10. Tống sử, tlđd chép rằng Lương Ất Mai sau khi nhận tặng phẩm thì không xâm phạm nữa; sau đó, Triệu Tiết dùng gián điệp khiến người Tây Hạ sát hại Ất Mai. Nhiều tài liệu nghiên cứu lịch sử Tây Hạ (Viên Đằng Phi – Tái bắc tam triều, Từ Tuấn – Trung Quốc cổ đại vương triều hòa chánh quyền danh hiệu tham nguyên,...) cho biết Lương Ất Mai đã mất vào năm 1085